I/ GIỐNG VỊT:
Các giống vịt đẻ đang nuôi ở Việt Nam rất đa dạng, như các giống địa phương: Vịt Cỏ, Vịt Bầu, các giống lai giữa vịt địa phương và vịt nhập nội: Khaki Campbell, Cherry Valley 2000, hoặc vịt lai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người nuôi nên chọn giống phù hợp cho địa phương mình và cách nuôi hiện hữu, nếu nuôi bán chăn thả nên nuôi vịt lai, nuôi theo kiểu công nghiệp nên chọn giống CV 2000 hay Khaki Campbell.
II/ CHUỒNG TRẠI:
Chuồng vịt, thường người nuôi xây dựng đơn giản, nếu nuôi công nghiệp nên xây kiên cố. Nuôi vịt đẻ trứng từ 18 tuần tuổi trở lên, có thể nuôi lồng như gà đẻ thương phẩm (Cỡ chuồng mỗi ô: 30 x 30 x 35 cm) hoặc nuôi thả nền, có trang bị ổ đẻ (3 con 1 ngăn ổ đẻ), mật độ nuôi nền 5 – 6 con/m2.
III/ KỸ THUẬT NUÔI:
– Úm vịt con: đúng kỹ thuật và đủ nhiệt độ (3 ngày đầu, nhiệt độ 32 – 33OC, sau đó mỗi ngày giảm dần 3OC đến nhiệt độ phòng) mỗi quây úm 500 con, có chụp gas ở giữa mỗi quây úm. Vịt càng nhỏ càng cho ăn nhiều lần trong ngày, ít nhất 4 – 6 lần/ngày.
– Vịt hậu bị 9 – 19 tuần tuổi: lượng thức ăn hàng ngày cung cấp đủ theo tiêu chuẩn của giống, đảm bảo trọng lượng vịt đúng theo tiêu chuẩn không quá mập hay quá ốm. Người nuôi nên cân vịt hàng tuần 5{20b1abf9d736d378ebd7ef09176cbb73e1a8f768a85d3b987ae6c25df0e0d495} đàn để cân đối thức ăn phù hợp, đến 8 tuần cân 100{20b1abf9d736d378ebd7ef09176cbb73e1a8f768a85d3b987ae6c25df0e0d495} để phân loại.
– Điều khiển ánh sáng: giai đoạn úm vịt nên thắp sáng đèn suốt đêm để vịt được ăn uống tốt nhất, đến giai đoạn vịt 4 tuần trở lên không cần mở đèn ban đêm.
– Cách phân loại vịt theo giới tính: khi vịt được 12 tuần tuổi sẽ có lông mọc khắp cơ thể, ta có thể lựa riêng trống mái bằng cách quan sát tiếng kêu, con trống có tiến kêu khàn hơn, màu lông cổ và đầu ở vịt trống khác màu lông ở mình, lông đuôi ở con trống có 2 – 3 sợi uốn cong lên, chọn lựa những vịt mái không đạt tiêu chuẩn có thể nuôi riêng để bán thịt.
– Khi vịt được 20 tuần tuổi, bắt đầu cho vịt ăn cám vịt đẻ (A66 hoặc A68), tăng số lượng thức ăn hàng ngày, mỗi ngày 5gr/con, đến khi lượng thức ăn đạt tối đa 130gr/con/ngày (tùy theo giống) hay 220 gr/con/ngày đối với vịt CV 2000 hay vịt Bắc Kinh.
TUẦN TUỔI |
MÃ SỐ THỨC ĂN |
LƯỢNG THỨC ĂN (gr/con/ngày) |
1 – 3 |
A62 |
10 |
4 – 6 |
A63 |
80 |
18 trở lên |
A66 A68 |
140 – 165 (đối với vịt đẻ siêu trứng, giao động theo mùa) |
– Cách tăng thêm ánh sáng: vịt đẻ cần cung cấp thêm ánh sáng vào ban đêm, có thể dùng đèn dầu hay bóng đèn điện để cung cấp ánh sáng (dùng bóng đèn tròn hay bóng đèn ống dài với cường độ ánh sáng 3watt/m2). Nên tăng ánh sáng khi vịt bắt đầu vào tuần tuổi 20, chế độ tăng ánh sáng theo bảng sau:
CHẾ DỘ TĂNG ÁNH SÁNG
TUỔI |
THỜI GIAN MỞ ĐÈN |
|
BUỔI TỐI |
BUỔI SÁNG |
|
20 tuần |
Tối – 19 giờ |
– |
21 tuần |
Tối – 20 giờ |
– |
22 tuần |
Tối – 21 giờ |
– |
23 tuần |
Tối – 21 giờ |
5 giờ đến sáng hôm sau |
24 tuần |
Tối – 21 giờ |
4 giờ đến sáng hôm sau |
25 tuần trở lên |
Tối – 21 giờ |
3 giờ đến sáng hôm sau |
IV/ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH:
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi, dùng thuốc sát trùng TH4, Allcide Biocid, … để khử trùng chuồng trại và vệ sinh chăn nuôi, cần có chương trình thuốc và vắc-xin phù hợp cho vịt, có vấn đề thay đổi sức khỏe vịt phải thông báo cho thú y địa phương để có biện pháp kịp thời.
CHƯƠNG TRÌNH VACINE VÀ THUỐC THÚ Y CHO VỊT ĐẺ
TUỔI |
VACCINE VÀ THUỐC |
CÔNG DỤNG |
CÁCH DÙNG |
1 – 3 ngày |
Kháng sinh |
Phòng bệnh hô hấp và bệnh đường ruột |
Pha nước uống |
14 ngày |
Vaccine dịch tả vịt (Vaxidux) |
Phòng bệnh dịch tả vịt |
Tiêm dưới da cổ |
18 – 20 ngày |
Kháng sinh |
Phòng bệnh hô hấp Và đường ruột |
Pha nước uống |
5 tuần |
Vaccine dịch tả vịt |
Phòng bệnh dịch tả vịt |
Tiêm bắp thịt ngực |
8 tuần |
Vaccine tụ huyết trùng vịt |
Phòng bệnh tụ huyết trùng vịt |
Tiêm bắp thịt ngực |
18 tuần |
Vaccine dịch tả vịt |
Phòng bệnh dịch tả vịt |
Tiêm bắp thịt ngực |
19 tuần |
Kháng sinh |
Phòng bệnh hô hấp và bệnh đường ruột |
Pha nước uống |
(*) |
Vaccine cúm gia cầm |
Phòng bệnh cúm |
Tiêm bắp thịt ngực |
V.MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢ TRỨNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM ASIA A68